Headlines
Loading...
Đan viện Xitô Mỹ Ca – Lâu đài Châu Âu cổ kính "bỏ hoang" giữa trời ngát xanh tại Cam Ranh, Khánh Hòa

Đan viện Xitô Mỹ Ca – Lâu đài Châu Âu cổ kính "bỏ hoang" giữa trời ngát xanh tại Cam Ranh, Khánh Hòa

Đan viện nằm kế bên con sông Thuỷ Triều thơ mộng, nước sông xanh ngắt tại Cam Ranh Khánh Hòa. Đan viện được xây dựng từ năm 1934 đến năm 1938 thì hoàn thành. Đan viện có cùng kiến trúc, niên đại với Nhà Thờ Núi (nhà thờ Chánh tòa) Nha Trang. Nơi đây trước kia là một dòng kín, dòng tu Citeaux. Từ trước khi những linh mục thuộc dòng Lérins ở nước Pháp đến, thì nơi đây chỉ là một làng chài hẻo lánh.
Đan viện với kiến trúc Gothic, kiểu kiến trúc với thiết kế mái vòm theo chóp nhọn, thiết kế với khá nhiều cửa sổ lớn, hệ thống kết cấu nhà thờ với không gian lớn, dùng khung chịu lực, tách biệt rõ rệt giữa kết cấu chịu lực và kết cấu ngăn cách, với những thành phần chính tính từ mái xuống là vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn, cột.
Ordinary Guy- một cựu quân nhân Mỹ ông từng đã đồn trú tại Cam Ranh trong vòng 18 tháng từ năm 1966-1967 cho biết Đan viện vào thời điểm ông đóng quân vẫn hoạt động bình thường. Những binh sỹ Mỹ như anh bị cấm không được đến gần khu vực nhà thờ để không làm ảnh hưởng đến việc tu tập của các Đan sĩ.

Ngày trước Đan viện này chỉ dành cho nam và là một dòng kín, nữ giới cấm tuyệt không được vào nơi đây. Để đến được với Đan viện, người dân chỉ có thể đi bằng thuyền. Từ sau năm 1975, những người dân sống ở khu vực này buộc phải di dời đi theo lệnh chánh quyền. Biến cố 1975 gây ra biết bao thay đổi không chỉ với dân thường, mà ngay với cả những người tu hành cũng phải đồng hành cùng dân tộc.
Năm 1977, các tu sỹ của dòng Citeaux Mỹ Ca bị cưỡng chế võ trang buộc phải rời khỏi đan viện. Trong số họ rất nhiều người đã buộc phải tu xuất, và có cả người bị ngồi tù do cố giữ lại đan viện. Vì theo chánh quyền Xô Viết đề xuất vơi chánh quyền Việt Nam thành lập khu đó làm khu quân sự và đó là thời điểm mà chính quyền Việt Nam cho quân đội Xô Viết đồn trú trong quân cảng Cam Ranh với thời hạn thuê là 25 năm. Dù đã rất cố gắng để lấy lại vùng đất tôn nghiêm, nhưng mọi nổ lực đều bất thành.
"Tiếng cầu kinh khe khẽ thôi vang khi quân giặc giẫm tan ngôi thánh lầu chuông"-đó là ca từ trong bài hát "Bóng nhỏ giáo đường". Lời ca buồn bã, tiếng nhạc bi ai như muốn cứa vết dao vào những người có niềm tin trong Chúa. Nó lại tương thích với trường hợp của Đan viện Citeaux Mỹ Cam từ sau năm 1975.
Nếu trước đây, những ai đi ngang qua Đan viện Citeaux bên dòng Thủy Triều sẽ thấy tượng Đức Mẹ, thì nay bức tượng ấy không còn nữa. Cách đây khoảng vài năm, người của chính quyền đã tới Đan viện và nói, tượng Đức Mẹ đem về đi, nếu trong vòng một tuần không mang đi họ sẽ cho giựt nổ.
Người dân bị cấm vào khu vực nhà thờ kể từ khi có trạm gác của quân đội dựng lên. Trạm gác này chỉ mới được cho đặt khoảng độ 5 năm đổ lại. Trước đó, một số dân đi phượt, người hiếu kỳ vẫn có thể thoải mái đến đây để nhìn ngắm tòa kiến trúc, chụp những tấm hình làm kỷ niệm. Khoảng chừng độ vài năm nay, hàng rào kẽm gai lại được kéo giăng, rào kín tất cả các ngã có thể dẫn vào nhà thờ. Người dân chỉ có thể nhìn nó từ phía xa, và đương nhiên trạm gác lúc nào cũng túc trực một quân nhân. Song, điều đáng ngạc nhiên là chỉ trong vòng 1 năm đổ lại, trạm gác đôi khi lại có sự xuất hiện của một người bảo vệ dân sự từ các Công ty bảo vệ.
Rất nhiều những lời bình luận trên mạng trước việc Đan Viện Citeaux có thể bị đập bỏ và xây dựng thành khu du lịch cho khách nhiều tiền. Với họ, việc gìn giữ Đan viện không chỉ làm cho cảnh sắc ở đây được hài hòa, hữu tình mà nó còn ngăn chặn sự băng hoại về đạo đức khi cố muốn biến một nơi linh thiêng trở thành nơi chơi bời.
Nhìn hình lại thấy lòng quặn thắt. Hàng dừa mà thấy trên hình nay đã không còn. Một doanh nghiệp đã trúng thầu lô đất mà trước đây thuộc về Đan viện Citeaux Mỹ Ca, biến nó trở thành khu đô thị cao cấp bên đầm Thủy Triều (Cam Ranh, Khánh Hòa). Từ một nơi linh thiêng, tôn nghiêm, là nơi tu tập cho cả trăm tu sỹ thì nay, vùng đất đó bị biến thành nơi trác táng, ăn chơi nhảy múa.

Cre: Pietro Sang