Headlines
Loading...
Sự việc Đức Mẹ hiện ra tại Lipa, Philippines bí ẩn như thế nào mà gây tranh cãi ?

Sự việc Đức Mẹ hiện ra tại Lipa, Philippines bí ẩn như thế nào mà gây tranh cãi ?

Câu chuyện của sơ Teresita Castillo và cuộc hiện thân tranh cãi của Đức Mẹ tại thành phố Lipa, Philippines nghe có vẻ giống như một cuốn tiểu thuyết ly kỳ.


Phán xét tiêu cực của Vatican về sự kiện hiện thân này dường như đã khiến nữ tu có diễm phúc chứng kiến phải rời tu viện.

Nhiều năm sau đó, một số giám mục có liên quan đến việc chối bỏ sự kiện này đã được xưng tội trước khi lâm chung rằng họ đưa ra phán xét tiêu cực đối với sự kiện hiện thân này vì lo sợ bị rút phép thông công.

Một tài liệu từ những năm 1950 có thể phân tích sâu hơn sự kiện này vẫn đang bị giữ bí mật trong văn khố lưu trữ của Vatican.

Tháng trước, Tổng Giám mục Lipa Ramon C. Arguelles đã công bố rằng Tòa Thánh đã nhắc lại phán xét mang tính phủ nhận về bản chất siêu nhiên của những sự kiện hiện thân. Việc nhắc lại này là sự chối bỏ đối với Tổng Giám Mục, người trước đó vài tháng đã công bố (mà chưa được sự thông qua của Vatican) rằng sự kiện hiện thân đã được chấp nhận là siêu nhiên.

Tranh cãi này là diễn biến mới nhất trong khoảng thời gian hàng thế kỷ giằng co giữa Vatican và các tu sĩ nước này về việc liệu rằng sự kiện hiện thân nổi tiếng tại nước này có nên được thông qua hay không.


Hiện tại, những sự kiện hiện thân của Đức Bà ở Lipa – được biết đến là Đức Mẹ, Đấng Trung Gian Mọi Ơn Phước – chính thức bị Tòa Thánh xem là những sự kiện “không mang bản chất siêu nhiên”.

Sự công nhận cao nhất mà Giáo Hội Công Giáo dành cho một phép lạ khi nó “xứng đáng với đức tin”. Nếu những cuộc điều tra chứng minh rằng một sự kiện sai sự thật hoặc thiếu tính chất siêu nhiên, có thể sự kiện đó sẽ bị từ chối.

Thay vào đó, Giáo Hội có thể tuyên bố rằng không có gì đi ngược lại với đức tin trong một hiện tượng được cho là kỳ diệu – mà lại không kiểm chứng xem bản chất siêu nhiên của hiện tượng đó có tồn tại hay không.

Tuy nhiên, trong một động thái chưa từng có trong sự kiện này, sự hiện thân tại Lipa không được xem là siêu nhiên nhưng vẫn được sùng mộ tại địa phương.

Ông Michael O’Neill, nhà nghiên cứu các hiện tượng mầu nhiệm của Công Giáo và là tác giả đang điều hành trang web miraclehunter.com cho CNA biết: “Tôi cho rằng đó chỉ là một sự kiện đặc biệt trong lịch sử khi sự kiện bị phán xét tiêu cực song vẫn được phép tôn sùng”.



Cảnh tượng trong khu vườn và những cánh hoa hồng trên thiên đường

Một sự kiện vừa độc đáo, bí ẩn và gây tranh cãi đã xảy ra với một nữ tu trẻ trong một khu vườn yên tĩnh vào năm 1948.
Sơ Teresita, còn được gọi là Sơ Teresing chỉ mới 21 tuổi khi được cho là đã được Mẹ Maria ghé thăm trong khu vườn của tu viện Carmelite tại thành phố Lipa. Ngày 12 tháng 9 năm 1948, khi nữ tu trẻ ra ngoài để cầu nguyện thì một trong những cây nho bắt đầu rung lắc. Sau đó, nữ tu tiếng thấy tiếng của Mẹ Maria báo với sơ rằng hãy hôn lên mặt đất và trở lại nơi này sau mười lăm ngày.
Sơ Teresita đã trở lại và Mẹ Maria được cho là đã hiện ra với cô trên đám mây, Mẹ mặc áo choàng trắng với thắt lưng nhỏ, tay nắm lại và cầm 1 tràng hạt Mân Côi bên tay phải.

Theo nữ tu diễm phúc này, trong cả 19 lần hiện ra năm đó, Đức Mẹ luôn nhấn mạnh đến đức khiêm nhường, hối cải và cầu nguyện cho các linh mục và Giáo Hoàng, và lần chuỗi Mân Côi. Sơ Teresia kể lại rằng cô có một bí mật của riêng mình, một cho tu viện Carmel ở thành phố Lipa, một cho Trung Quốc và một cho toàn thế giới từ Đức Bà đầy ơn phước.

Trong lần hiện thân cuối cùng vào ngày 12 tháng 11 năm 1948, Đức Mẹ đã tự nhận mình với danh xưng “Đấng Trung Gian Mọi Ơn Phước”, một danh xưng bắt nguồn từ hiến chế “Lumen Gentium” của Công đồng Vatican II. Ngoài ra sự kiện hiện thân này còn liên quan đến những cánh hoa hồng dường như từ thiên đàng, và dường như để tô vẽ cho hình ảnh của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh.

Phán xét tiêu cực một cách bí ẩn

Ngay ba năm sau đó, tức đến năm 1951, Sơ Teresita đã rời tu viện trong năm 1950, dường như là do tất cả những tranh cãi xung quanh những lần hiện ra này.

Giám Mục Lipa, Alfredo Verzosa y Florentin đã chấp thuận việc người ta tôn kính Đức Bà, Đấng Trung Gian Mọi Ơn Phước, và lòng sùng kính dễ dàng lan rộng trong đời sống tâm linh của các tín hữu Công giáo người Philippines.

Mặc dù được Giám mục Lipa thông qua nhưng một hội đoàn phân cấp tại Philippines vào ngày 11 tháng 4 năm 1951 đã công bố “không có sự can thiệp siêu nhiên trong những diễn biến phi thường đã được đưa tin kể cả cơn mưa những cánh hoa hồng tại Lipa”.

Người ta cũng công bố nội dung gây tranh cãi rằng “cho đến lúc đó quyết định cuối cùng về vấn đề này là của Tòa Thánh”.

Đức Giám Mục Rufino Santos là giám quản tông tòa sau quyết định này đã yêu cầu cộng đoàn Lipa Carmalite không được trao bất kỳ cánh hoa nào cho bất cứ ai; và bức tượng Đức Bà sẽ được di dời tránh sự dòm ngó của người đời.

Sự tôn kính Đức Bà, Đấng Trung Gian Mọi Ơn Phước vẫn chính thức bị vô thừa nhận trong hàng thế kỷ sau phát quyết của hội đồng mãi cho đến tháng 2 năm 1990.

Theo một cuốn sách về những sự kiện hiện thân của June Keithley, ngày 11 tháng 2 năm 1990, cháu trai của Giám Mục Cesar M. Guerrero, một trong những người đã ký vào bản án phủ quyết năm 1951, đã thề trong bản tuyên thệ rằng chú của ông đã bị cưỡng ép ký vào bản án đó và là người đã tin vào tính xác thực của những lần hiện thân đó. Hội Đồng Giám Mục Philippines lúc đó đã không lên tiếng trước những câu hỏi đặt ra của báo giới về vấn đề này.

Lòng sùng mộ gia tăng tại Lipa

Sau đó trong cùng năm, một nữ tu tại tu viện Lipa Carmel trên giường bệnh đã yêu cầu bức tượng Đức Bà, Đấng Trung Gian Mọi Ơn Phước nên được trả lại để tín hữu tôn thờ. Cộng đoàn yêu cầu, và bức tượng được trưng bày trong nhà nguyện tu viện vào ngày hôm sau.

Ngay sau đó, Đức Ông Mariano Gaviola, Tổng Giám Mục đương thời của Lipa đã gỡ bỏ lệnh cấm từ Giám Mục Rufino Santos và cho phép bức tượng được trưng bày.

Năm 2005, Đức Tổng Giám Mục Ramon C. Arguelles, lúc đó mới nhậm chức và hiện còn tại vị của Lipa, đã mở ra một chiến dịch làm bùng nổ sự tôn sùng và đặt một bức tượng Đấng Trung Gian Mọi Ơn Phước tại các giáo xứ trên cả nước và công bố rằng cá nhân ông tin kính các sự kiện hiện thân.

Tranh cãi tiếp diễn

Đức Cha Arguelles cảm thấy hết sức tin cậy vào sự hiện thân đến nỗi ngày 12 tháng 11 năm 2009, nhân kỷ niệm 61 năm ngày được cho là Đức Mẹ hiện thân lần cuối trước Sơ Teresita, ngài đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm năm 1951 không cho phép tôn kính bức tượng, và thành lập một hội đồng mới để xem xét lại sự kiện hiện thân và những hiện tượng có liên quan.

Một lần nữa, khoảng một năm sau đó, Vatican đã dẹp bỏ hội đồng này.

Hội đồng này cho biết, “Chúng tôi, các Tổng Giám Mục và Giám Mục dưới đây đã kết hợp để thành lập một Hội đồng đặc biệt, tập trung xem xét và đánh giá bằng chứng và lời khai thu thập được trong các cuộc điều tra cẩn thận, lâu dài và được thực hiện nhiều lần, đã đi đến kết luận một cách nhất quán và nhân đây chính thức tuyên bố rằng bằng chứng và những lời khai đề cập ở trên không có bất kỳ sự can thiệp siêu nhiên nào vào những diễn biến lạ thường được báo cáo – kể cả những cánh hoa hồng – tại tu viện Camel của Lipa”.

Nhưng đức tin của cá nhân Tổng Giám Mục Arguelles vẫn không bị lung lay. Sau khi công bố niềm tin và sự sùng kính trong một bài giảng về những lần hiện thân, ngài đã ra một công bố chính thức thừa nhận những sự kiện hiện thân vào ngày 12 tháng 9 năm 2015 rằng “các sự kiện và sự hiện thân trong năm 1948 còn được biết đến là hiện tượng Đức Bà tại Lipa và thậm chí kết quả của nó vào lúc này đã thể hiện tính chất siêu nhiên và đáng được tôn kính”.
Điều đó đã tạo ra một chuỗi các sự kiện hồi tháng trước khi vị Tổng giám mục này một lần nữa phải hủy bỏ công bố chính thức chấp thuận bản chất siêu nhiên của những lần hiện thân.

Ông O’Neill cho biết, “Dường như đây là lần đầu tiên Vatican và một Giám mục địa phương bất đồng về một sự kiện được cho là sự hiện thân”.

Ông cho biết, “Điều này chắc chắn mang tính lịch sử khi một Giám mục phớt lờ xác nhận về phán quyết trước đó của Vatican, và rằng Vatican đã xem xét và loại bỏ thông báo của các Giám mục địa phương; cả hai điều này chưa từng xảy ra trước đây”.

Vấn đề là đâu?

Điều gì đã khiến các sự kiện hiện thân và các hiện tượng có liên quan – những cánh hoa hồng – lại đáng tranh cãi đến thế?
Ông O’Neill cho biết trong khi chúng ta không biết chắc được điều gì thì có một vài lý do mà Tòa Thánh cảm thấy do dự khi thông báo những sự kiện hiện thân này là siêu nhiên.

Ông cho biết, một trong những nguyên do là có thể bởi vì trải nghiệm thần bí đầu tiên của Sơ Teresitathực ra là một sự gặp gỡ satan.

“Người ta luôn tự hỏi liệu satan có ngụy trang trong những lần hiện thân khác hay không”.

Ông O’Neill cho biết một vấn đề khác có thể là sự phức tạp của các hiện tượng có liên quan đến sự kiện hiện thân, trong đó có cơn mưa những cánh hoa hồng và lời xác nhận từ nhiều em bé cho rằng chính các em đã thấy bức tượng hiện ra.

“Vậy khi các bạn nhìn vào điều này – liệu các bạn có chấp nhận toàn bộ chúng không? Hay bạn chỉ chấp nhận sự kiện hiện thân? Hay cái nào là thật cái nào là giả? Có chút gì đó khó hiểu khi bạn phải đối diện với nhiều dạng hiện tượng thần bí khác nhau”.

Còn có quá nhiều bí ẩn ẩn chứa trong sự kiện được xem là cuộc hiện thân này.

Đâu rồi lời tuyên thệ của những giám mục được cho là đã thú nhận trong lúc lâm chung rằng họ đã bị buộc phải đưa ra phán xét tiêu cực đó? Hội đồng giám mục xưa kia đã kiểm tra vụ việc này kỹ lưỡng đến thế nào – và điều gì đã khiến họ đưa ra những phán quyết tiêu cực? Tổng Giám Mục Arguelles – và cũng như Hội Đồng Giám Mục Philippines đã không hồi đáp trước những thắc mắc của báo giới lúc đó.

Nếu có một ghi chép được tìm thấy khẳng định rằng ĐGH Pi-ô đã thông qua phán xét tiêu cực vào năm 1951, thì không có cách nào để có thể mở lại điều tra vụ việc này. Nhưng một ghi chép như vậy nếu thực sự tồn tại trong vụ việc này thì có thể nó ở trong khu lưu trữ của Tu Hội thuộc Bộ Giáo Lý Đức Tin, nơi duy nhất công bố các tài liệu ra công chúng, với một vài trường hợp ngoại lệ, nhiều khi những trường hợp này có tuổi hơn cả 80.

Trong một chuyến thăm Lipa gần đây, ông O’Neill cho biết ông không thể đến thăm tu viện nơi Sơ Teresita được cho là đã thấy Đức Mẹ hiện thân.

Ông cho biết, các nữ tu ở đó vẫn luôn tôn sùng Đức Mẹ, Đấng Trung Gian Mọi Ơn Phước. Mặc dù họ buộc phải vâng lời Tòa Thánh cũng như các tín hữu, nhưng hy vọng rằng vụ việc này có thể được xem xét lại trong tương lai.

Ông O’Neill cho biết, “Ở một đất nước mà có tới 33 biểu tượng giáo luật về Đức Mẹ được công nhận, thì việc tôn sùng Đức Maria là “không thể tin được”.

“Vì vậy rất nhiều người dân Philippines tin theo sự kiện này đã cực kỳ thất vọng, nhưng họ phải vâng lời Tòa Thánh”.


Minh Trâm, GNsP (theo CNA)