Mời quý độc giả xem và bình luận tại fb cha Thông tại đây: Nguyen Martino
---------------------
Xem thêm:
Tết là lễ hội quan trọng nhất của người Việt ở trong và ngoài nước.Là người Công Giáo có niềm tin Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng mọi loài mọi vật hữu hình và vô hình, là Chúa Xuân,là Nguồn duy nhất của mọi an vui, hạnh phúc và thánh thiện chúng ta phải đón mừng ngày xuân của dân tộc cách nào cho xứng hợp với niềm tin Thiên Chúa là Chúa Xuân và nhất là Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô, Đấng đã đến trần gian làm Con Người để hy sinh “mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người” (Mt 20:28)
Do đó, Ba ngày Tết phải là ba ngày chúng ta đặc biệt thờ lậy và cảm tạ Chúa là Chúa Xuân, là Chúa của thời gian và không gian ,là hai yếu tố căn bản tạo thành lịch sử của con người và của thế giới hữu hình, vì mọi biến cổ xảy ra cho con người- nói riêng- và cho thế giới- nói chung- đều phải xảy ra trong thời gian và không gian cụ thể. Thời gian lễ Tết của người Việt là ba ngày đầu của tháng giêng trong Âm Lịch và không gian là quê hương VN hay ở các quốc gia có người Việt sinh sống.Giáo Hội tôn trọng và khuyến khích giáo dân VN mừng Lễ Tết ở tư gia hay trong Cộng Đoàn Giáo Xứ theo phong tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Ở tư gia, người tín hữu trưng bày Bàn thờ Tổ Tiên để nhắc nhở con cháu nhớ cội nguồn của mình trong tâm tình tri ân,cảm tạ và cầu nguyện cho các bậc đã sinh thành ra mình và nay đã khuất, xin cho họ được sớm hưởng Thánh Nhan Chúa trên cõi vĩnh hằng.Như thế, ba ngày Tết là thời điểm đặc biệt nhắc nhở con cháu, cách riêng, nhớ đến ông bà, cha mẹ còn sống hay đã an ly trần Nhưng ở nhà thờ ,nhà Nguyện thì chỉ có Bàn Thờ( Altar) được đặt giữa Cung Thánh (Sanctuary) để cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn (The Eucharist) hàng ngày hay ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng. Bàn Thờ Tổ Tiên thì chỉ đặt ở tư gia chứ không được đặt ở bất cứ nơi nào trong Nhà Thờ,là nơi dành riêng để cử hành phụng vụ thánh (sacred liturgies) cho Cộng Đoàn hay Giáo Xứ mà thôi. Do đó, đặt Bàn thờ Tổ Tiên, trưng bày đầu Rồng đầu lân trên Cung Thánh là điều bất xứng không được phép làm để tôn trọng nơi thánh thiêng dành riêng để cử hàng phụng vụ thánh của Giáo Hội. Lại nữa, cũng không được rước đâu rồng hay đầu lân trước Thánh giá, nến cao Sách thánh và linh mục chủ tế tiên lên Cung Thánh để cử hành Thánh Lễ. Đặc biệt cũng không được phép đốt pháo trong nhà thờ làm mất sự im lặng cần thiết cho việc cầu nguyện trong thinh lặng của giáo dân trong nhà thờ. Tóm lại, đốt pháo, múa lân là những việc vui chơi nhân ngày Tết phải diễn ra ở ngoài đường phố hay ở tư gia chứ không thể ở trong nhà thờ được vì bất cứ lý do nào. Lại nữa, y phục hay quốc phục của bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng không thể thay thế cho lễ phục của Giáo Hội (sacred Vestments) để cử hành Thánh Lễ.
Vì thế, linh mục không thể mặc quốc phục VN với khăn đống áo thụng xanh để làm lễ nhân ngày Tết của dân tộc. Đây không phải là nét “hội nhập văn hóa (inculture) được khyến khích mà là một vi phạm kỷ luật của Giáo Hội về Lễ Phục khi cử hành phụng vụ thánh. Xin nhớ kỹ điều này để tránh gương xấu khi làm điều Giáo Hội không cho phép. Lai nữa dựa trên những cải cách của Công Đồng Vaticanô II áp dụng trong toàn Giáo Hội sau năm 1965, thì Bàn Thờ (Altar) phải được đặt giữa Cung Thánh (Sanctuary) và linh mục dâng lễ phải quay mặt nhìn Công Đoàn tham dự Thánh lễ được làm bằng ngôn ngữ của giáo dân thay vì bằng tiếng Latin và linh mục cử hành quay lưng lại với Cộng Đòan tham dự như hình thức trước Công Đồng. Người duy nhất không chấp hành những cải cách của Công Đồng Vaticano II là Tổng Giám mục Marcel Lefevre (người Pháp). Ông tiếp tục làm lễ bằng tiếng Latin và quay lưng lại với giáo dân tham dự Thánh Lễ.Nghiêm trọng hơn nữa là ngài đã truyền chức giám mục (không có phép của Đức Thánh Cha) cho một số linh mục Tây Ban Nha và Mỹ đã hồi tục tục, khiến Tòa Thánh phải phat ông với vạ Tuyệt thông tiền kết (excomunio latae sententiae). Nhưng Sau này ông đã hốI lỗI và được tha vạ trên. Như thế, làm lễ quay lưng lại vớI Giáo dân tham dự Thánh Lễ là trái với những cải cách của Công Đồng Vaticanô II đang được chấp hành thống nhất trong toàn Giao Hội Công Giáo từ sau Công Đồng cho đến nay.Thử hỏi, khi cử Thánh Lễ từ Giáo Đô Rôma cho đến các Giáo hội địa Phương (giáo phận ) thì Đức Thánh Cha và các Giám mục quay mặt hay quay lưng lại với giáo dân?
Như vậy nơi nào linh mục còn quay lưng ại với giáo dân khi dâng Lễ là rõ ràng chống lại Giáo Hội với hình thức cử hành Tháng Lễ dựa trên những cải cách của Công Đồng Vaticanô II. Giáo HộI Công Giáo là Giáo Hội hiệp nhất từ trung ương đến địa phương về mọi Phương diện từ niềm tin cho đến hình thức thờ phượng tức cử hành phụng vụ thánh (sacred Liturgies). Do đó, nếu ai tự ý thực hành điều gì theo ý riêng mình, thì còn gì là hiệp thông (communion) và hiệp nhất (unity) trong Giáo Hội nữa?
Cụ thể, nếu linh mục dẹp bỏ Bàn Thờ (Altar) ở giữa Cung Thánh đi để thay thế bằng bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết VN thì căn cứ vào chỉ thị hay tiêu chuẩn nào của Giáo Hội để làm như vậy? Như thế, rõ ràng lnh mục đã biến Nhà Thờ là nơi thờ phượng chung của giáo xứ thành tư gia của mình rồi còn gì nữa? và nếu ai cũng tự tiện làm như vậy thì Giáo Hội còn gì là “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền nữa”? Bởi thế, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội đều phải tuân thủ và thi hành nghiêm túc mọi qui định về việc cử hành Thánh lễ Tạ Ơn( The Eucharist) và các Bí Tích kể cả các “Á Bí Tích (Sacramentals) của Giáo Hội
Tóm lại, Giáo Hội là Phương Tiện hữu hiệu Chúa Kitô đã thiết lập trên nền Tảng Tông Đồ để ban ơn cứu độ của Chúa cho hết mọi dân mọi Nước cho đến ngày mãn thời gian tức ngày tận thế khi không còn ai sống trên trên trần gian này nữa.Amen.
Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry